Nguồn Gốc Cá Chép Koi Và Cách Nuôi Dưỡng - AquaZone - Siêu thị cá cảnh

Nguồn Gốc Cá Chép Koi Và Cách Nuôi Dưỡng

Cá chép là loài vật mang lại điềm lành, có ý nghĩa tượng trưng nên được nhiều người yêu thích và lựa chọn. Cá Koi tiếp tục làm say lòng người xem bằng vẻ đẹp hùng vĩ và là đỉnh cao của nghệ thuật nuôi trồng thủy sản. Cá Koi là một trong những loài động vật tượng trưng cho văn hóa Trung Hoa, Nhật Bản và có ảnh hưởng rất lớn đến phong thủy. 

Hình ảnh chú cá chép dần trở nên quen thuộc hơn với nhiều người, xuất hiện trên áo phông, đồ chơi trẻ em đôi khi lại thấm đẫm sự thiêng liêng, thành kính. Bạn có biết tại sao cá Koi lại được ưa chuộng đến vậy không? Cùng tìm hiểu về Nguồn Gốc Cá Chép Koi Và Cách Nuôi Dưỡng chúng nha!

NGUỒN GỐC CÁ CHÉP KOI VÀ CÁCH NUÔI DƯỠNG

NGUỒN GỐC CÁ CHÉP KOI

SỰ RA ĐỜI

Hơn 1000 năm về trước, cá chép được phát hiện phân bố tại khu vực Đông Bắc Á, đặc biệt tại Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, sau này, cá chép được  Israel thuần hóa, lai tạo và được nuôi tại Nhật Bản.  

Cá chép do người Nhật lai tạo đẹp về màu sắc và đắt giá. Do vậy, mỗi khi nhắc đến loài cá chép được lai tạo có nhiều màu sắc đẹp, người ta liên tưởng ngay đến người Nhật và thường được dùng chung một tên gọi là "cá chép Nhật". Thực ra, cá chép do Nhật Bản lai tạo có tên gọi là Nishikigoi, dịch ra tiếng Việt là cá chép nhiều màu sắc, đến thế kỷ 19 thì có thêm tên gọi KOI

PHÂN LOẠI 

Cá Koi được chia ra làm hai loại: Koi chuẩn và Koi bướm.

  1. Koi chuẩn: Hình dáng giống như cá nguyên thủy, nhưng được pha trộn nhiều màu sắc rất đẹp (khi được nhìn từ trên xuống, dọc theo sống lưng), do đó cá Koi chỉ thật sự đẹp khi được nuôi ở ao.
  2. Koi bướm: Khác với cá nguyên thủy là vi, vây và đuôi dài, khi bơi nhìn uyển chuyển rất đẹp, nên có thể nuôi được ở cả ao và hồ kiếng. Koi bướm còn có những tên gọi khác như "cá chép vây dài" hoặc "cá chép Rồng".

Từ năm 1980 Nhật Bản mới bất đầu nhân giống loại Koi bướm.

Tên phân loại 

  1. Trắng pha Đỏ = Kohaku.
  2. Trắng pha Đỏ+Đen = Showa Sanke.
  3. Trắng pha Đen = Utsurimono.
  4. Đen pha Trắng = Shiro Bekko.
  5. Vàng pha Đen = Ki Utsuri.
  6. Bạch kim hoặc Vàng kim = Kinginrin.
  7. Xám bạc = Asagi
  8. Trắng, trên đỉnh đầu có một vòng tròn Đỏ = Tancho.

và những giống khác như: Sanke, Ogon, Shusui, Matsuba, Chagoi, Soragoi, Karasu (crow), Taisho Sanke, Koromo, Kawarimono.

PHÂN LOẠI CÁC LOẠI CÁ KOI

Hiện nay, rất nhiều đất nước đến từ châu Âu, châu Á cũng đã biết cách la tạo giống cá Koi. Koi Việt Nam và Trung Quốc được lai tạo giống với chép nguyên thủy, còn Koi Pháp có hông ngắn, đầu hơi gù. Tuy nhiên, Koi Nhật vẫn là giống loài đặc trưng riêng với cách lai tạo màu sắc rực rỡ và đặc sắc nhất.

Chúng có tuổi thọ trung bình từ 25-35 năm, tuy nhiên nếu được nuôi dưỡng với môi trường phù hợp, Koi có thể sống đến vài năm trăm năm với mức độ tăng trưởng mỗi năm là 50 - 150mm. 

Vậy làm sao để kéo dài nuổi thọ của cá Koi?

NUÔI DƯỠNG CÁ KOI ĐÚNG CÁCH 

Lưu ý khi chọn giống cá 

Khi mới mua cá Koi, điều đặc biệt lưu ý là chọn giống cá Koi có phù hượp với bể và môi tường hya không, chúng có bị bệnh,.. nắm bắt sức khỏe và biểu hiện cơ thể của chúng để loại trừ những mềm bệnh của Koi, tránh gây ảnh hưởng về quy trình chăm sóc sau này. 

- Ưu tiên chọn giống có màu sáng, rõ ràng, sắc nét, các vệt màu gọn gàng

- Chọn cá giống thẳng, cơ thể đối sứng, vây lưng, ngực, đuôi đều hài hòa, không bị trầy xước da

- Quan sát chúng bơi lội nhanh nhạy, phản ứng nhanh, miệng dày, đuôi khỏe 

Kỹ thuật chăm sóc cá Koi

Hồ cá Koi không thích hợp để trồng cây thủy sinh như bể cá cảnh thông thường vì cá Koi sẽ ăn cỏ và có thói quen đào thức ăn là rêu cỏ dưới đáy từ đó gây ô nhiễm nguồn nước, vì vậy không nên trồng cây thủy sinh trong hồ cá Koi.

- Nhiệt độ tối ưu cho cá Koi là từ 20 đến 25 độ C. Lượng oxy trong nước đủ sẽ giúp cá Koi sống tốt hơn, cá Koi thích hợp với môi trường nước hơi kiềm, độ cứng thấp. Cá Koi lớn yêu cầu lượng oxy hòa tan càng cao do đó hồ nước cần có bơm sục khí để tăng cường oxy. Các Koi thích hợp với môi trường nước sạch có độ cứng thấp, độ pH từ 7,2 đến 7,3. Nếu độ cứng của nước quá cao sẽ dẫn đến tắc nghẽn luồng oxy trên bề mặt nước.

- Với hồ nuôi cá thì hệ thống lọc là ưu tiên hàng đầu, khi nước được lọc chất lượng nước sẽ tốt hơn giúp cá phát triển khỏe mạnh(nên các chuyên gia về cá Koi đúc kết ví hệ thống lọc nước như là lá phổi của người, nếu các màng lọc, hệ thống lọc không đạt chuẩn, thiết kế không đúng kỹ thuật thì giống như con người bị hỏng phổi nên hệ thống lọc là điểm cần lưu ý nhất khi làm hồ và trước khi thả cá). Ngoài ra hệ thống lọc còn giúp làm giảm việc phải thay nước hồ cá, làm sạch ao cá, tăng sự duy trì của ao cá.

- Hồ cá phải có diện tích đủ rộng, phù hợp với kích thước của cá Koi, diện tích ao cá tối thiểu là 2m2 độ sâu khoảng 1,2 đến 1,8m. Đặc biệt hồ cá Koi cần phù hợp với thời tiết 4 mùa. Vào mùa xuân, mùa thu trời ấm lạnh cá sẽ bơi ra ngoài trời, mùa thu với nhiệt độ phù hợp là mùa phát triển tốt nhất cho cá Koi, mùa đông nhiệt độ thấp cần phải có phương pháp che chắn thích hợp hoặc đưa cá vào nhà. Vào mùa đông, lượng thức ăn cho cá Koi cũng phải giảm đi, cá bơi chậm, lúc này cần giữ nhiệt độ nước thích hợp, giảm số lần thay nước, giữ sạch hồ nước.

- Cá Koi phải được nuôi cẩn thận, quản lý việc cho cá ăn. Cần cho cá ăn với một lượng thích hợp, nếu cá bị bỏ đói sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển, làm cơ thể cá mỏng và yếu đi, giảm khả năng kháng bệnh của cá, màu sắc cá bị xỉn và mờ màu, giảm độ đẹp. Nếu cho cá ăn quá nhiều cá sẽ không thể ăn hết được dẫn đến lãng phí, thức ăn dư thừa đọng lại sẽ bị thối làm ảnh hưởng đến nguồn nước, đe dọa đến sự sống của cá.

- Môi trường nước trong bể có thích hợp hay không, nhiệt độ nước phù hợp với nhu cầu của cá hay không là những yếu tố chính quyết định cá sẽ ăn bao nhiêu. Do đó vào mùa thu và mùa xuân nhiệt độ nước thích hợp cá sẽ ăn được nhiều hơn.

- Vào mùa đông nhiệt độ nước thấp hơn 7 độ và mùa hè nhiệt độ nước cao hơn 30 độ thì lượng thức ăn cho cá cần phải được giảm đi. Cách tốt nhất để quan sát lượng thức ăn phù hợp là: Sau khi ta dừng cho ăn cá có nhìn vào hộp thức ăn, nhìn tay ta không? Nếu cá ăn hết lượng thức ăn trong vòng khoảng 5 phút thì lượng thức ăn ta cho là vừa phải.

Với việc nuôi koi các bạn sẽ phải quan tâm đến việc cho koi ăn. Các bạn có thể tham khảo các loại cám với nhiều mục đích khách nhau như tăng màu, tăng body, tăng trưởng…

Chăm sóc cá Koi đúng kĩ thuật

Cho cá Koi ăn đúng cách

Để phát triển cá Koi một cách toàn diện, chúng ta cần hiểu rõ giai đoạn cung cấp thức ăn cho độ tuổi của cá Koi 

- 3 ngày tuổi: Bo bo, lòng đỏ trứng chín, sinh vật phù du, rong rêu

- 15 ngày tuổi: loăng quăng, giun quế, giun đất, vitamin, bột cá

- Trên 1 tháng tuổi: Ốc, ấu trùng, cám, bã đậu nành, thóc lép, bột mì, bột gạo, bột ngô, phân xanh, cám viên ép, vitamin, bột cá

Lưu ý: Nên nạp thức ăn vào cơ thể cá Koi khoảng 3-5% trọng lượng cơ thể 

Đọc thêm: Chăm sóc cá Koi đúng kĩ thuật 

PHÒNG BỆNH CHO CÁ KOI 

Môi trường hiện nay có rất nhiều tác động không an toàn về không khí, nguồn nước, trong thời gian nuôi dương thì vẫn sẽ xảy ra tình trạng cá bị nhiễm bệnh. 

8 nguyên nhân cá Koi dễ nhiễm bệnh

  1. Hồ nước quá bẩn, không được cải tạo thường xuyên dẫn đến ô nhiễm, yếm khí.
  2. Hệ thống lọc hoạt động không hiệu quả, chưa tương xứng với diện tích của hồ bơi, chưa thiết kế hợp lý khoa học.
  3. Diện tích hồ nuôi bé nhưng lại nuôi với mật độ quá cao.
  4. Trước khi thả cá không vệ sinh khử trùng, đặc biệt là khi trong hồ đã có cá cũ. mầm bệnh có thể lây lan từ đàn cá mới thả khiến cả hồ bị ảnh hưởng.
  5. Nguồn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, dinh dưỡng. Cho cá ăn quá nhiều, thức ăn dư thừa làm ô nhiễm nước.
  6. Môi trường, nhiệt độ, độ pH của nước thay đổi đột ngột không được xử lý kịp thời.
  7. Hồ nuôi bên ngoài vào mùa hè nắng nóng, nhiệt độ nước tăng đột ngột.
  8. Chưa thực hiện đúng kỹ thuật thay nước khiến cho cá bị sốc.

các loại bệnh gặp ở cá Koi

Các biểu hiện bệnh thường gặp ở cá Koi

Việc mà bạn nên làm lúc này là phòng bệnh, chữa bệnh cho cá. Nên cách ly giống cá bị bệnh ở nơi riêng, tránh ây bệnh sang những con khác trong hồ. Nên thay 1/3 nước trong bể. 

Gợi ý 7 cách phòng bệnh cơ bản cho cá Koi

  • Thường xuyên kiểm tra, quan sát, xử lý rêu tảo kịp thời. Tiến hành dọn dẹp xung quanh, đặc biệt là hồ nuôi cá Koi ngoài trời sau mỗi trận mưa, bão, gió lốc.
  • Kiểm tra hệ thống lọc nước, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định.
  • Nếu thay nước thì thay lần lượt 1/3 bể trong vài ngày. Không thay toàn bộ nước cùng một lúc, biện pháp này đặc  biệt quan trọng với hình thức nuôi cá Koi trong bể xi măng.
  • Thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn.
  • Chỉ cho ăn lượng vừa đủ, tránh để dư thừa.
  • Thực hiện đúng các biện pháp cách ly cá mới mua về tránh làm ảnh hưởng đến các con cá đã nuôi trong bể.
  • Cách ly ngay những con bị bệnh, có biện pháp chăm sóc kịp thời. 

Phòng bệnh cho cá Koi

Cá Koi hay còn gọi là cá chép Nhật được nhân giống, lai tạo tại Nhật Bản, những ở thời điểm hiện hại, chúng đã được lai tạo ở nheieuf nước châu Á và Châu Âu. Tuy nhiên, giống cá Koi Nhật với màu sắc rực rỡ vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Nuôi dưỡng cá Koi theo nguyên tắc khoa học sẽ là giúp bạn có một đàn cá Koi khỏe mạnh, tuôi thọ kéo dài. 

Bài viết liên quan: Cách xây dựng hồ cá Koi đẹp

Thông tin liên hệ: AquaZone - Siêu thị cá cảnh

Hotline: 0906751314

Địa chỉ: B0108 Chung Cư Bộ Công An, số 50 đường số 3, Phường An Khánh, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM

Website: http://aquazonefish.vn/

Shopee: https://shopee.vn/aquazone_store

Lazada: https://www.lazada.vn/shop/aquazone

TiktokShop: https://www.tiktok.com/@aquazone_official

Yotube: https://www.youtube.com/@aquazonefish