Cách Làm Bể Cá Thủy Sinh Đơn Giản Tại Nhà

Trong cuộc sống hối hả hiện nay, việc tạo ra một không gian bể cá thủy sinh xanh tươi không chỉ mang lại niềm vui cho tâm hồn, mà còn là cách tuyệt vời để thư giãn và kết nối với thiên nhiên. Đặc biệt, làm hồ thủy sinh tại nhà là một quá trình sáng tạo, giúp bạn biến không gian sống của mình thành một tiểu cảnh dưới nước độc đáo. Hãy cùng nhau khám phá những bước đơn giản để bắt đầu hành trình tạo ra một hồ thủy sinh lý tưởng tại nhà nhé!

Hồ Thủy Sinh Là Gì?

Hồ thủy sinh là một loại hồ cá được thiết kế và bố trí một cách tự nhiên để tạo ra một môi trường sống không chỉ cho cá mà còn cho cây cỏ và các sinh vật thủy sinh khác. Khác với những bể cá thông thường, hồ thủy sinh đặc trưng bởi việc tích hợp những mảng xanh được trồng ngay bên trong, sự sắp xếp tinh tế của phiến đá, cùng việc bố trí đèn hỗ trợ dinh dưỡng cho cây cỏ và thực vật và có hệ thống lọc bài bản.

Hồ thủy sinh là gì?

Hồ thủy sinh là gì?

Hồ thủy sinh không chỉ là nơi chứa các loại cá cảnh phổ biến, mà còn chứa những loài cá, tôm, tép lạ mắt và độc đáo. Tính tới sự kết hợp giữa các yếu tố tự nhiên và khả năng sáng tạo, hồ thủy sinh thường được coi là một loại nghệ thuật sống động dưới nước, nơi mà sự đa dạng sinh học và cái đẹp hình thức được kết hợp một cách tự nhiên và hài hòa.

Cách Làm Hồ Cá Thủy Sinh Đơn Giản Tại Nhà

Tự làm hồ cá thủy sinh tại nhà là một hoạt động tuyệt vời không chỉ để tạo ra một không gian xanh tươi, mà còn để thư giãn và giải trí. Sau đây là các bước để thiết kế bể cá thủy sinh vô cùng đơn giản tại nhà!

Bước 1: Chọn kích thước và phong cách bể cá thủy sinh yêu thích

Lựa chọn kích thước và kiểu dáng bể cá thủy sinh là bước đầu tiên và cực kì quan trọng. Bể không chỉ đơn giản là một khối hình chứa nước, mà còn là căn phòng sống cho cây thủy sinh và cá cảnh, tạo nên một hệ sinh thái đẹp mắt và cân bằng. Trong quá trình chọn bể, việc xem xét kích thước đảm bảo rằng nó phù hợp với không gian trong nhà cũng như môi trường sống của cá và cây. Độ sâu của bể với mức độ thích hợp thường dao động từ 30cm đến 60cm để tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của cây và cá. 

Bể cá 30cm nhỏ gọn, xinh xắn

Bể cá 30cm nhỏ gọn, xinh xắn 

Bạn có thể lựa chọn mua bể rỗng để tự thiết kế theo sở thích cá nhân hoặc mua bể được trang trí sẵn để tiết kiệm thời gian. Tìm hiểu các phong cách chơi bể cá thủy sinh để lấy cảm hứng thiết kế bể dễ dàng và có định hướng sẵn trong việc chăm sóc bể trong tương lai. 

Bước 2: Lựa chọn cây thủy sinh và cá 

Khi bước chân vào thế giới của cá và thủy sinh, việc thêm cây thủy sinh không chỉ là một quyết định trang trí mà còn là việc xây dựng một môi trường sống động, phản ánh sự hài hòa của thiên nhiên trong không gian hồ của bạn. Trước hết, tìm hiểu về các loại cây thủy sinh và lựa chọn những loại phù hợp với điều kiện ánh sáng và nước trong hồ. Anubias, Java Moss, hay Vallisneria có thể là những lựa chọn tuyệt vời cho những người mới bắt đầu.

Lựa chọn cây thủy sinh và cá

Quá trình đặt cây trong hồ đòi hỏi một phần nghệ thuật, nơi mà chiều cao, kích thước, và vị trí đều đóng vai trò quan trọng. Bạn có thể sắp xếp cây thủy sinh từ cao đến thấp, tạo ra một khung cảnh động đẹp và tương tác với không gian một cách hài hòa. Khoảng trống giữa các cây không chỉ là nơi cá có thể tự do di chuyển mà còn làm tăng sự mở rộng và sự tự nhiên của hồ.

Ngoài ra, việc lựa chọn những loài cá có thể sống chung với các cây thủy sinh cũng không kém phần quan trọng. Những loài cá có thể sống chung với cây thủy sinh phải thích hợp với môi trường phát triển của giống cây đó. Bạn có thể tìm hiểu các loài cá nhỏ dễ chăm sóc. 

>>> Xem thêm: Các loài cá dễ chăm sóc

Bước 3: Lựa chọn phân nền cho bể cá thủy sinh

Trong quá trình xây dựng hồ thủy sinh, lựa chọn phân nền là một bước cơ bản nhưng quyết định đảm bảo sự phát triển và thịnh vượng của cả hệ thống cây thủy sinh. Phân nền, tức là lớp đất hoặc chất liệu đặt dưới lớp cát hay sỏi,  không chỉ là nền móng mà còn là nguồn dinh dưỡng và địa chỉ cho các loại cây sống dưới nước. 

Phân nền đen giúp làm nổi bật các sinh vật trong bể cá

Phân nền đen giúp làm nổi bật các sinh vật trong bể cá 

Việc lựa chọn phân nền chất lượng là quan trọng để đảm bảo rằng cây thủy sinh được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết. Đất thủy sinh chuyên dụng hoặc hỗn hợp đất thủy sinh với phân bón là sự lựa chọn thường được ưa chuộng, đảm bảo cung cấp các khoáng chất cần thiết và giữ nước đồng đều, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây.

Không chỉ làm chọn loại đất thích hợp với cây thủy sinh mà còn phải tìm hiểu về đặc tính cụ thể của từng loại cây. Sự kết hợp linh hoạt giữa các loại đất thủy sinh có thể tạo ra một hỗn hợp đa dạng, tối ưu cho sự phát triển đồng đều của cây.

>>> Xem thêm: Phân nền dinh dưỡng cho cây thủy sinh

Bước 4: Chọn đáy và vật trang trí cho bể cá thủy sinh

Sau khi chọn phân nền thích hợp, bạn có thể trải thêm một lớp nền bên trên nhằm che lấp phân nền để phù hợp với thiết kế, thẩm mỹ của bể và chọn các vật dụng trang trí cho bể thêm phần đặc sắc, nổi bật. 

Chọn đáy và vật dụng trang trí bể cá thủy sinh

Đáy cát và trang trí bể bằng đá 

Chẳng hạn như đáy cát là lựa chọn phổ biến cho bể cá thủy sinh. Cát có khả năng cung cấp môi trường tương đối tốt cho cây thủy sinh cắm rễ và cung cấp nơi cho cá săn mồi, cũng như tạo ra một cái nhìn tự nhiên cho bể cá. Ngoài đáy cát, còn rất nhiều loại đáy khác khác nhau như xi măng, sỏi,...hoặc kết hợp chúng với nhau. 

Bạn sẽ rất bất ngờ khi biết được lợi ích mà vật trang trí bể cá mang lại! 

Vật trang trí không chỉ tạo ra không gian thú vị, chúng còn tạo môi trường sống tự nhiên cho cá, tép, cây thủy sinh phát triển như ngoài thiên nhiên. Vật trang trí cung cấp môi trường cho vi sinh vật và tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên. 

Các vật trang trí như đá, cây, gỗ trôi, và hang đá cung cấp các khu vực ẩn náu cho cá. Điều này giúp giảm căng thẳng cho cá, giúp chúng cảm thấy an toàn hơn.

 

>>>Xem thêm: Mô hình trang trí bể cá

Bước 5: Xây Dựng Hệ Thống Lọc

Hệ thống lọc là phần không thể thiếu khi xây dựng một hồ cá thủy sinh, đặc biệt là để duy trì môi trường nước lành mạnh cho cá và các sinh vật khác. Có ba loại chính của hệ thống lọc mà bạn có thể xem xét khi xây dựng hồ cá thủy sinh của mình: lọc chia theo ngăn, lọc treo, và sử dụng lọc thùng tiện lợi.

Lọc treo sử dụng một dòng nước liên tục để loại bỏ chất cặn và cung cấp oxy cho nước. Lọc treo là sản phẩm được làm từ các vật liệu lọc như sứ lọc nhỏ (sứ nhẫn vàng, sứ bi mè, bi mix, sứ vuông,…) kết hợp cùng bông lọc, hoặc miếng lọc, mút lọc đen, lọc 8D. Lọc treo đường được kết hợp với các ppngs xả nước như dàn mưa, mỏ vịt, điều hướng nước trả lại hồ gây thú vị, đẹp mắt cho bể.

Nhược điểm của lọc treo là chỉ dành cho nhưng bể, hồ cá dưới 90cm, các hồ cá ít sinh vật hoặc hỗ trợ lọc khi bể đã có lọc chính

Lọc treo cho hồ cá thủy sinh

Lọc treo cho hồ cá thủy sinh

Hệ thống lọc chia theo ngăn: bao gồm ngăn chứa máy bơm, ngăn chứa sứ lọc và ngăn chứa miếng lọc JMAT hoặc miếng lọc 8D, mút lọc đen,… Hệ thống lọc có thể dùng các thùng hoặc thiết kế bằng bể kính. Các vật liệu lọc sẽ chịu trách nhiệm loại bỏ các chất cặn tồn đọng, giúp mang lại môi trường nước trong sach, tạo vi sinh có lợi giúp cá và sinh vật trong bể phát triển tốt, giảm nguy cơ xuất hiện các vấn đề về chất lượng nước như tăng nồng độ amoniac và nitrat.

hệ thống lọc

Hệ thống lọc chia theo ngăn thường được sử dụng với các bể có kích thước từ 1m trở lên, các bể có nhiều cá, sinh vật trong bể, đặc biệt là các dòng cá Koi, cá Rồng. Lọc ngăn chiếm diện tích khá lớn, chứa nhiều vật liệu lọc mới có thể đảm bảo lọc hiệu quả. Tuy nhiên, đây là một hệ thống lọc tiêu chuẩn.

>>> Xem thêm: Sứ lọc 

Lọc thùng tiện lợi thường là một lựa chọn đơn giản và hiệu quả. Các lọc thùng thường chứa các loại vật liệu lọc cơ bản như bông lọc, than hoạt tính, và gốm sứ,... để loại bỏ chất cặn và các chất độc hại khác từ nước. Ngoài ra, lọc thùng còn giúp duy trì nước sạch, trong suốt, không đục, không bị ô nhiễm nước giúp cá, thủy sinh phát triển tốt. 

Lọc thùng cũng gồm nhiều ngăn được phân chia chứa các vật liệu lọc, mỗi ngăn có một lợi ích riêng, nó giống như sự kết hợp giữa lọc ngăn và lọc treo. 

Lọc thùng

Ngày nay, lọc thùng đang khá được ưa chuộng bởi sự nhỏ gọn, tiện lợi, phù hợp với không gian nhỏ, đảm bảo hiệu quả lọc cực kì tốt. 

Ngoài ra, hệ thống lọc còn có thêm dòng lọc phụ, có công dụng giống lọc treo, chúng có thể kết hợp cùng lọc thùng. Nước bẩn sẽ được lọc qua 2 lần giúp nước trở nên sạch hơn, các cặn bẩn được bám lại các vật liệu, bông lọc trong lọc phụ. Lọc phụ còn có tên gọi " trợ thủ đắc lực của lọc thùng". Khi bể chứa nhiều cá, cây, sinh vật thì sự kết hợp này sẽ mang lại nguồn nước chất lượng nhất. 

Khi lựa chọn hệ thống lọc, quan trọng là phải xem xét kích thước của hồ, loại cá và thực vật bạn đang nuôi, cũng như ngân sách và sự thuận tiện trong việc bảo trì hệ thống. Sự kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp lọc có thể tối ưu hóa hiệu suất và duy trì một môi trường nước ổn định và lành mạnh.

Bước 6: Chọn Bơm Bể Cá Thủy Sinh Phù Hợp

Khi tạo một hồ cá thủy sinh, việc chọn lựa bơm để duy trì một môi trường sống lành mạnh cho cá và thực vật. Đầu tiên và quan trọng nhất là lưu lượng của bơm, nó cần phải phù hợp với kích thước của bể cá để đảm bảo nước được lưu thông đều và cung cấp đủ oxy. Độ cao nâng của bơm cũng cần được xem xét, đặc biệt là nếu có các yếu tố cảnh trang cao trong hồ. Hệ thống lọc thủy sinh cũng nên được tính đến, và bơm nên tương thích hoặc tích hợp với hệ thống lọc.

Lựa chọn máy bơm phù hợp cho hồ cá thủy sinh

Lựa chọn máy bơm phù hợp cho hồ cá thủy sinh

Việc điều chỉnh lưu lượng nước là một tính năng quan trọng, giúp bạn linh hoạt điều chỉnh theo yêu cầu cụ thể của cá và thực vật trong bể. Ngoài ra, chọn bơm tiết kiệm năng lượng sẽ giúp giảm chi phí vận hành và làm cho hồ cá trở nên thân thiện với môi trường. Độ ồn của bơm cũng là một yếu tố quan trọng, nên chọn bơm có mức độ ồn thấp để tạo ra một môi trường yên tĩnh và thoải mái.

Bơm bể cá thủy sinh tạo ra dòng nước và tạo sóng trên mặt nước, giúp gia tăng sự tiếp xúc giữa nước và không khí, cung cấp oxy cho cá và thực vật trong hồ. Tạo ra sự tuần hoàn nước trong bể, điều này giúp đảm bảo rằng nước trong bể không bị trọng lực gây ra tầng nước khác biệt, nơi có ít oxi ở đáy và nhiệt độ khác biệt. Sự tuần hoàn nước cũng giúp phân phối dưỡng chất và oxy đều trong bể cá, cải thiện chất lượng nước.

Cuối cùng, khả năng bảo trì của bơm là điều cần xem xét. Một bơm dễ dàng tháo lắp và vệ sinh sẽ giúp bạn duy trì hệ thống một cách thuận tiện. Tóm lại, việc chọn bơm đúng đắn, phù hợp với kích thước bể là bước quan trọng để hồ cá thủy sinh của bạn phát triển khỏe mạnh và hấp dẫn.

Xem Ngay: Các Sản Phẩm Bơm Thủy Sinh Tốt Nhất Hiện Nay

Bước 7: Lắp Đặt Hệ Thống Đèn LED

Với đèn LED thủy sinh, không chỉ là về việc tạo nên ánh sáng đẹp mắt cho hồ, mà còn là về việc cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho quá trình quang hợp của cây thủy sinh. Chọn đèn với mức độ ánh sáng phù hợp và mô phỏng chu kỳ ánh sáng tự nhiên để tạo ra một môi trường sống tự nhiên và thuận lợi cho sinh vật.

Đèn led thủy sinh đóng vai trò quan trọng cho hồ cá

Đèn led thủy sinh đóng vai trò quan trọng cho hồ cá

Có ba dạng chính của đèn LED được thiết kế để đáp ứng nhu cầu đặc biệt của cộng đồng cá thủy sinh:

1. Đèn LED Dành Cho Cá: Đèn này được tối ưu hóa để làm nổi bật vẻ đẹp và màu sắc tự nhiên của cá cảnh. Chúng chủ yếu tập trung vào phổ màu có lợi cho sức khỏe và phát triển của cá. Đèn LED dành cho cá thường là lựa chọn hoàn hảo cho những hồ cá cảnh nơi ánh sáng đóng một vai trò quan trọng.

2. Đèn LED Dành Cho Thuỷ Sinh: Đèn LED thuỷ sinh được thiết kế để tối ưu hóa ánh sáng cho cây thủy sinh. Chúng cung cấp các bước sóng cần thiết để hỗ trợ quá trình quang hợp của cây, giúp chúng phát triển khỏe mạnh và duy trì một môi trường sống lý tưởng cho sinh vật này.

3. Đèn LED Đa Năng (Dành Cho Cả Hai): Đèn này là sự kết hợp hoàn hảo giữa ánh sáng phù hợp cho cả cá và cây thủy sinh. Với khả năng điều chỉnh cường độ và màu sắc, chúng mang lại sự linh hoạt cho những người chơi cá thủy sinh muốn kết hợp cả hai yếu tố trong hồ của mình.

Quan trọng nhất, lựa chọn đèn LED cần phản ánh rõ ràng nhu cầu cụ thể của hồ cá thủy sinh và đảm bảo rằng cả cá và cây thủy sinh đều được hưởng ánh sáng tốt nhất.

Có thể Bạn Cần Xem: Các Loại Đèn Led Cho Hồ Cá Thủy Sinh

Bước 8: Bơm Nước Và Thả Cá Vào Bể 

Khi bắt đầu hành trình thêm nước vào bể cá mới, việc chuẩn bị kỹ lưỡng là chìa khóa để đảm bảo môi trường sống của cá lành mạnh và ổn định. Đầu tiên, hãy kiểm tra nước từ nguồn cung cấp để loại bỏ các chất độc hại như clorin hoặc chloramine, và sử dụng chất xử lý nước nếu cần thiết. Đồng thời, đo pH, độ cứng, và độ kiềm của nước để đảm bảo rằng chúng đáp ứng yêu cầu của loại cá bạn muốn chăm sóc.

Bơm nước và thả cá vào bể

Khi bơm nước vào bể, việc bật bộ lọc ngay lập tức để loại bỏ chất cặn và duy trì chất lượng nước là quan trọng. Chờ ít nhất 24 giờ để hệ thống cơ bản hóa và loại bỏ chất độc hại, sau khi bộ lọc đã hoạt động, giúp tạo ra một môi trường ổn định cho cá.

Việc tiếp theo là lựa chọn loại cá phù hợp và tạo ra một môi trường sống lý tưởng là quan trọng để đảm bảo sự hài hòa giữa thế giới cây thủy sinh và cá. Loại cá chọn lựa không chỉ cần tương thích với cây thủy sinh mà còn cần sống hòa thuận với nhau. Guppy, Tetra hay Molly thường là những lựa chọn phổ biến cho hồ thủy sinh. 

Có thể bạn cần xem: Lưu ý khi thả cá vào bể

Bước 9: Chọn vật liệu bổ sung dưỡng chất cho bể

Để cung cấp dưỡng chất cho bể cá thủy sinh, bạn cần quan tâm đến nhiều yếu tố quan trọng như nước, ánh sáng, CO2, Oxy, vi sinh vật. Đây là là các nguồn dinh dưỡng giúp cá và cây thủy sinh phát triển dồi dào, hỗ trợ tăng trưởng trong quá trình sinh sống của chúng. 

CO2 là nguyên liệu cần thiết cho cây cỏ thủy sinh để thực hiện quang hợp. Bạn có thể cung cấp CO2 bằng cách sử dụng hệ thống CO2 hoặc sử dụng sản phẩm có chứa CO2 dạng viên hoặc dung dịch. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều bình CO2 nhỏ gọn, tiện lợi với nhiều dung tích khác nhau để phù hợp cho đa dạng như cầu. Lưu ý, chỉ nên sử dụng CO2 đối với bể thủy sinh có cá nhỏ, không ảnh hưởng đến hô hấp của cá. 

Oxy thành phần quan trọng trong quá trình hô hấp của cá và các sinh vật sống trong bể cá thủy sinh. Oxy giúp chuyển đổi dưỡng chất và năng lượng từ thức ăn thành sự sống, giúp cá và sinh vật thủy sinh tránh căng thẳng do thiếu oxy

Vi sinh vật đóng vai trò duy trì chất lượng nước và sự cân bằng sinh thái trong bể cá. Cá có sống khỏe, cây có phát triển tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này. Chúng rất nhỏ bé, không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, nhưng nếu một bể cá thủy sinh không có vi sinh vật thì cá và cây sẽ không thể phát triển.

Rễ cây thủy sinh cần một nơi để phát triển và lấy dưỡng. Cốt nền cung cấp không gian cho rễ thâm nhập, tạo điều kiện thuận lợi để cây hấp thụ nước và dưỡng chất, giữ cho cây thủy sinh đứng vững và không bị đổ ngã. 

Bước 10: Lựa Chọn Vật Liệu Vệ Sinh Bể

Trang bị vật liệu vệ sinh cho bể cá thủy sinh là quan trọng vì nó giúp duy trì môi trường sống lành mạnh cho cá và cây thủy sinh.

Làm sạch bề mặt bể: Bể cá thủy sinh thường có các lớp chất bám vào bề mặt như rêu, tảo, và chất bã nhờn. Để làm sạch bề mặt bể, bạn cần vật liệu như dụng cụ cạo rêu và vật liệu lau sạch.

Cắt tỉa cây thủy sinh là bước không thể bỏ qua. Cây thủy sinh thường phát triển nhanh và có thể cần phải cắt tỉa đều đặn để duy trì hình dáng và kích thước phù hợp cho bể cá. Bạn cần có các dụng cụ cắt tỉa như kéo cắt cây thủy sinh.

Dụng cụ tỉa cây thủy sinh

Thay nước định kỳ là quan trọng để loại bỏ các chất độc hại và tái cân bằng các tham số nước như pH, độ cứng, và nồng độ nitrat. Để thay nước hiệu quả, bạn cần có các vật liệu như bộ kìm, bình nước, ống hút, và bộ lọc nước.

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp người mới chơi cá, thủy sinh có thể dễ dàng nắm bắt xây dựng bể cần những gì. Giúp người chơi nhận biết được các bước thiết kế một bể cá thủy sinh hoàn chỉnh, chuẩn bị vật dụng cần thiết để tránh những trường hợp cá, cây không phát triển như mong muốn, gây thiệt hại và vật chất và tinh thần. AquaZone hy vọng đây sẽ là bài giúp cho mọi người một cái nhìn tổng quan về Cách Làm Bể Cá Thủy Sinh Đơn Giản Tại Nhà

Thông tin liên hệ: AquaZone - Siêu thị cá cảnh

☎ Hotline: 0906751314

🏡 Địa chỉ: B0108 Chung Cư Bộ Công An, số 50 đường số 3, Phường An Khánh, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM

🌏 Website: http://aquazonefish.vn/

🛒 Shopee: https://shopee.vn/aquazone_store

🛒 Lazada: https://www.lazada.vn/shop/aquazone

🛒 TiktokShop: https://www.tiktok.com/@aquazone_official